Theo báo cáo “Bussiness Backs Education” bàn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được công bố năm 2015, thống kê trong giai đoạn 2011 – 2013 với 2.470 công ty cho thấy tổng khoản tiền chi cho hoạt động CSR vào khoảng 26,5 tỷ USD, trong đó gần 3,7 tỷ USD được đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, tương ứng với gần 14%.

Hiện ở Việt Nam, nhiều dự án, chương trình giáo dục tích hợp công nghệ hay tập trung sâu về mảng nghiên cứu đang được triển khai nhằm phát triển trí tuệ và năng lực của người Việt.

Trong đó, nổi bật là Ngân hàng Quân đội với đề án thẻ học đường SSC – thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt. Hoặc mới gần đây nhất Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) bắt tay với Viện nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) tài trợ cho sự kiện chuỗi bài giảng về toán ứng dụng đến từ những giáo sư đầu ngành trên thế giới. Sự kiện mang nhiều ý nghĩa, không chỉ vì toán ứng dụng là khái niệm khá mới với đa số người Việt, mà còn là vì sự đồng hành của doanh nghiệp vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Dự kiến, sự kiện này sẽ được diễn ra thường niên.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng giám đốc Viet Capital Bank chia sẻ: “Ngân hàng đã và sẽ ưu tiên lựa chọn đồng hành, tài trợ các hoạt động hướng đến giáo dục – thể thao nhằm phát triển trí tuệ, năng lực và sức khỏe người Việt”.

13091
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) ký kết với Viện nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM).

Theo giáo sư Ngô Bảo Châu, ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường chỉ tài trợ cho các hoạt động khoa học có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Tài trợ một hoạt động khoa học chung chung với tâm thế đơn thuần là nguyện vọng ủng hộ khoa học thôi thì rất hiếm, hầu như chưa có. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vẻ hào phóng hơn với hoạt động thể thao, giải trí.

Không có đúng hay sai khi doanh nghiệp chọn cánh cửa CSR nào để bước chân vào. Giáo dục, thể thao, văn hóa và giải trí đều có những giá trị tinh thần lẫn hiệu ứng xã hội riêng của nó. Tuy nhiên, CSR cho giáo dục đang và sẽ là hướng đi mới của những doanh nghiệp có tầm nhìn, chiến lược dài hơi. Giáo sư Châu bình luận, tài trợ cho khoa học nói riêng và giáo dục nói chung tuy không tạo ra hiệu ứng đám đông tức thì, nhưng về lâu về dài sẽ góp phần xây dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng, xã hội.

Nếu như trên thế giới, các doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà với lĩnh vực CSR trong giáo dục thì ở Việt Nam lại gần như là “của quý hiếm” . Xét về lượng, chưa có số liệu chính thức nào công bố khoản tiền chi từ các doanh nghiệp cho giáo dục. Còn xét về chất, hoạt động tài trợ giáo dục chưa có sự đột phá chỉ dừng lại ở các hoạt động trao tặng học bổng, đóng góp cơ sở vật chất cho trường học…

Năm 2015, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos về nâng cao nhận thức về giáo dục đã khuyến khích doanh nghiệp đầu tư 20% ngân sách CSR cho giáo dục vào năm 2020. Theo Tổng giám đốc UNESCO, nhu cầu về lực lượng lao động có học vấn và tay nghề ngày càng tăng trong xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ là chìa khóa để phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục.
Những bài viết cùng chủ đề:
Nhận Làm Hồ Sơ khó Vay Thế Chấp 
Xem Thêm: thế chấp nhà phú nhuận
Xem Thêm: giải chấp đáo hạn ngân hàng