Nếu chậm chân sẽ mất thị phần
Nếu chậm chân sẽ mất thị phần
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch NextTech Group of Technopreneurs – ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam từ trước đến nay là một khái niệm xa xỉ với đại đa số dân chúng, bởi nó đi liền với hình ảnh văn phòng sang trọng, dịch vụ cao cấp. Vì vậy, chỉ một bộ phận khách hàng có thu nhập tốt mới hướng tới các dịch vụ này.
“Chỉ có khoảng 30% dân số sử dụng thường xuyên dịch vụ ngân hàng. 70% còn lại người ta nhìn thấy dịch vụ ngân hàng là những thứ xa xỉ ví như phòng giao dịch bóng loáng, nhân viên chuyên nghiệp nào cavat, guốc cao,… mọi thứ dường như thật đắt đỏ. Vẫn còn một bộ phận lớn khách hàng, có thể chiếm tới 70-80% dân số tại các quốc gia mới phát triển nằm ngoài vùng phủ sóng của ngân hàng. Đây là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp hợp tác lấp chỗ trống hoặc thay thế ngân hàng phục vụ đối tượng này”, ông Bình cho biết.
![](https://vayvonthechap.com.vn/wp-content/uploads/2016/11/121101.jpg)
Các ngân hàng đã bỏ lại cơ hội thị trường rất lớn cho các công ty công nghệ (FinTech) đưa ra ứng dụng phục vụ thị trường tài chính này, nhắm vào đối tượng nằm ngoài vùng phủ sóng.
Nói về làn sóng FinTech, lãnh đạo Vietcombank cho biết dịch vụ FinTech cung cấp chủ yếu liên quan đến sản phẩm thanh toán online, đối với thị trường Việt Nam hiện nay FinTech chưa phải đối thủ của các ngân hàng vì quy mô của họ vẫn rất nhỏ, lĩnh vực mà họ đầu tư thì các ngân hàng cũng đang có thế mạnh về vốn, về nguồn lực mạng lưới.
FinTech là một thuật ngữ dùng để miêu tả các công ty ứng dụng công nghệ tân tiến vào ngành Dịch vụ Tài chính. Lợi thế của các công ty FinTech nằm ở việc áp dụng công nghệ để đổi mới, hiện đại hóa các kênh bán hàng và gia tăng sự thuận tiện, khả năng tiếp cận dịch vụ cũng như tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh phù hợp hơn cho khách hàng…
Hiện tại các công ty FinTech chỉ cung cấp phần mềm thanh toán và một số các hoạt động cho vay giới hạn, họ đang được dự báo sẽ trở thành một mối đe dọa cho các ngân hàng và thậm chí là các công ty tài chính tiêu dùng.
Tuy nhiên ông Thành cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, cạnh tranh của FinTech chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến thị phần các ngân hàng. Nếu ngân hàng nào đầu tư và chú trọng sẽ vươn lên còn ngược lại không đầu tư bài bản thì sẽ nhường lại miếng bánh thị phần cho các công ty phi truyền thống ngân hàng này.
Còn theo nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Quản trị Toàn cầu Boston Consulting Group (BCG) trên 200 khách hàng là các định chế tài chính để thấy những khó khăn của họ khi áp dụng ngân hàng số, đó là: các ngân hàng có rất nhiều lộ trình nhưng không có một tầm nhìn chung về kỹ thuật số; giao diện và hệ thống không được tích hợp; hạ tầng cũ lỗi thời; không có khả năng đáp ứng tốc độ số với đủ độ tin cậy; khả năng truy cập dữ liệu đa kênh kém.
Có thể thấy rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến tới ngân hàng số vừa là cơ hội vừa là thách thức, vừa là động lực cho ngành ngân hàng phát triển. Ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác với ngân hàng mới, khác với mô hình ngân hàng truyền thống từ phương thức sản xuất sản phẩm, pháp lý, dịch vụ khách hàng…. đòi hỏi các ngân hàng phải học hỏi kinh nghiệm và phát triển.
Kim Tiền
Theo Trí thức trẻ
Chủ đề cùng chuyên mục:
vay tiền xây nhà bidv
Vay thế chấp ngân hàng agribank
dich vu dao han ngan hang tai hcm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét