Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Lợi nhuận ngân hàng 2017: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”

Ngày 21/10, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, lợi nhuận được báo cáo cao nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam.


Năm thứ hai liên tiếp dự kiến Vietcombank tạo những kỷ lục mới về lợi nhuận, song định hướng hoạt động đang có thay đổi.

Định hướng bền vững

Trao đổi với VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết, ngân hàng đã thông qua đề án tái cơ cấu đến năm 2020. Mặc dù hướng hoạt động những năm gần đây đã và đang cho kết quả tốt, song Vietcombank xác định sẽ thay đổi mạnh hơn.

Ông Thành cho biết, với mặt bằng lãi suất vay đáo hạn huy động thấp nhất thị trường trong những năm gần đây, Vietcombank có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, chia sẻ cùng khách hàng thay vì dồn thu lợi nhuận ở tín dụng. 9 tháng đầu năm, dù áp lãi suất thấp những tăng trưởng huy động của Vietcombank vẫn lên tới 18,6%, trong khi tín dụng tăng thấp hơn với 15,6%.

“Trong đề án tái cơ cấu, chúng tôi xác định chiến lược phát triển mạnh ngân hàng bán lẻ, tạo chuyển dịch nguồn thu về dịch vụ thay vì dựa vào tín dụng”, ông Thành cho biết, mà một bước đi cụ thể vừa qua là tuyển dụng chuyên gia nước ngoài về đảm trách một mắt xích quan trọng trong cơ cấu.

Với tín dụng, Vietcombank tiếp tục thể hiện cho vay thế chấp hướng thận trọng khi gia tăng thêm nguồn lực dự phòng; tổng dư quỹ dự phòng đến cuối tháng 9/2017 đã lên tới 136,4% tổng dư nợ xấu. Theo lý giải của ông Thành, để lợi nhuận bền vững trước hết phải trông vào rủi ro tiềm ẩn của mình, chủ động trước để lợi nhuận trong tương lai càng thực chất hơn.

Hướng chủ động trên cũng là quan điểm mà ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), diễn giải một cách gần gũi về triển vọng lợi nhuận năm nay: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Ông Hưởng cho biết, sau 9 tháng LienVietPostBank đã gần như hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 1.500 tỷ; kết thúc 2017 mức trên 2.000 tỷ đồng trong tầm tay, nhưng ngân hàng xác định ở khoảng 1.700 tỷ.

“Quan điểm của chúng tôi là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Tăng trưởng kinh tế đang tốt lên khi cho vay mua nhà từ quý 3 vừa qua, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu ngân hàng nói chung vẫn là vấn đề lớn. Theo đó, chúng tôi xác định một mức lợi nhuận đạt được vừa phải, còn nữa xem xét tiếp tục giảm lãi suất chia sẻ với khách hàng, tập trung thêm cho các hoạt động an sinh xã hội mà đặc biệt là hỗ trợ cho ngành giáo dục, và củng cố thêm cho yêu cầu xử lý nợ xấu”, ông Hưởng nói.

Cuối 2016, LienVietPostBank đã có tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đạt 112%. Với kết quả kinh doanh khả quan 2017, cùng quan điểm trên, ngân hàng này đặt trọng tâm mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trong 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét