Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Nợ xấu là gì? Cách tính nợ xấu như thế nào?

 Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay đáo hạn vào các nhóm thích hợp.



Chúng tôi ví dụ :

+ Một anh đi đẩy xe bắp. Mỗi ngày, anh đẩy xe ra bán , dự trù bán 100 trái / 8 ngàn/, ngày nào bán được, hết  100 trái, thu về 800 ngàn , trừ chi phí, lãi 400 ngàn. Ngày nào bán được 20trái, thu vô 160 ngàn, bắp hư , đổ đi…sau khi trừ chi phí , lỗ . Đó là rủi ro trong kinh doanh.

Với ngân hàng , hôm nay họ cho 100 khách hàng vay tiền đáo hạn ngân hàng , mỗi người 5 tỷ là 500 tỷ trong thời hạn 12 tháng. Khi tới ngày tính lợi nhuận trả cổ tức , họ tính luôn tiền lãi thu được tới thời điểm đó và tiền vốn cho vay đáo hạn. Từ đó mới phân chia lợi nhuận cho cổ đông, thưởng Ban Quản Trị ngân hàng. (Tổng giám đốc Techcombank, Nguyễn Đức Vinh vừa từ chức tháng 5.2012 với lương và thưởng 2 triệu usd/năm).

Và họ không tính rủi ro kinh doanh ,  khi kinh tế khủng hoảng, khoản vay 5 tỷ  có thể mất trắng , đó là nợ xấu, đó là phải để một phần lãi ngày hôm nay vào quỹ dự phòng.

Cách tính nợ xấu của ngân hàng quốc tế so với VN :

Một khoản vay quốc tế 1 tỷ, khi tháng đầu trả 50 triệu (24 kỳ, mỗi kỳ 50 triệu), tháng thứ  2, không trả được, khi trể 3 tháng là toàn số nợ đọng là 950 triệu là nợ xấu.

Còn tại ngân hàng  VN …càng làm thấp nợ xấu thì càng được chia lời nhanh… Tháng thứ 2 , 3 ,4 không trả được, thì nợ xấu chỉ là 3 * 50 triệu= 150 triệu . Số 150 triệu này của 100 cty còn phân loại : cty đóng cửa và hấp hối là loại 4, cty không trả nổi bây giờ nhưng với ý kiến chủ quan của Ngân hàng cho vay thì 12 tháng sau trả được v.v…?

Trong khi đó, ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu sẽ là 950 triệu * 100 cty= 95 tỷ, không phân loại ! và NH phải trích dự phòng từ lợi nhuận hay ngay cả lỗ cũng phải trích 95 tỷ. Khi nào các công ty này bắt đầu trả được nợ thì họ mới lấy ra khỏi danh sách nợ xấu mà credit (giảm) lại cho dự phòng.

Chính vì vậy dự phòng của quốc tế không tăng đột xuất theo tháng ngày trong thời hạn vay đáo hạn, của VN thì cứ thêm mỗi tháng mỗi nhiều nhưng bất cứ lúc nào, không ai biết là bao nhiêu vì tháng sau, sau nữa sẽ thêm nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét