Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng giảm lãi suất huy động ngắn hạn

 Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Trường đại học Ngân hàng TP HCM phân tích thêm, theo quy định của Thông tư số 06/2016, kể từ đầu năm 2017, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng từ 60% xuống 50%. Để đáp ứng quy định này, các ngân hàng phải tăng vốn trung và dài hạn, giảm ngắn hạn. Do đó, đây là thời điểm một vài nhà băng tập trung hút vốn trung dài hạn bằng cách tăng lãi suất dài, và giảm lãi suất ngắn để cân đối nguồn vốn.



Mặt khác, theo ông Tín, việc giảm lãi suất huy động ngắn là do tác động sau quyết định hạ một số lãi suất chủ chốt cũng như cho vay vốn ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước mới đây. Nhiều ngân hàng đã công bố biểu lãi suất cho vay mới cho các đối tượng ưu tiên, theo đó lãi suất cho vay không chỉ giảm 0,5% mà có ngân hàng giảm tới 1%.

Cụ thể như BIDV giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng ở mức 6,5% mỗi năm đối với các đối tượng ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vayvonthechap.com.vn cũng giảm 0,25% lãi suất cho vay vốn đối với tất cả các kỳ hạn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch xếp hạng AA trở lên. Còn VPBank giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 0,5% đến 1% mỗi năm, tùy lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp, thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng....

Tuy lãi suất cho vay vốn ngắn hạn giảm mạnh, bản thân nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết không dám để lãi suất tiết kiệm giảm sâu vì sợ người gửi tiền sẽ quay lưng. "Hiện nay nhu cầu gửi ngắn hạn vẫn còn cao, nếu giảm mạnh, người dân có thể rút tiền mua vàng, đôla. Khi đó thanh khoản sẽ gặp khó", lãnh đạo một ngân hàng cổ phần phía Nam chia sẻ.

Để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động các biện pháp để đảm bảo thanh khoản, thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí... Bên cạnh đó, cơ quan này điều chỉnh giảm 0,25% một năm các mức lãi suất điều hành, qua đó hỗ trợ cho các nhà băng giảm chi phí tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước khi có nhu cầu.

Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, việc một số nhà băng giảm lãi suất tiết kiệm ngắn hạn là tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng và khó thành xu hướng chung của toàn hệ thống.

Ngoài ra, ông Tín cho rằng, lạm phát năm nay sẽ không xuống dưới 4% như kỳ vọng, tín dụng thì sẽ tăng nhanh vào những tháng tới - chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ tiếp tục phát hành với khối lượng lớn... nên sẽ gây áp lực tăng lãi suất lên các ngân hàng những tháng cuối năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét