Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Hoạt động hối đoái và chuyển tiền của ngân hàng

Hoạt động quản lý Nhà nước đối với vấn đề này được phân chia giữa một số cơ quan Nhà nước. Trong các cơ quan Nhà nước, Chính phủ có chức năng ban hành chính sách tổng thể về quản lý ngoại hối trên cơ sở những đề xuất của NHNNVN. NHNNVN chịu trách nhiệm lập kế hoạch thi hành chính sách tổng thể đó, và có trách nhiệm quản lý và giám sát hàng ngày việc thực hiện các kế hoạch của mình.


- Thị trường tài chính và vốn

Những nỗ lực của Chính phủ và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã được đáp lại, mở đầu bằng việc khai trương Trung tâm giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000, và một trung tâm giao dịch quy mô nhỏ hơn ở Hà Nội vào năm 2004.

Hai loại hàng hoá luôn sẵn sàng để bán trên thị trường chứng khoán đó là cổ phiếu niêm yết của 32 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, và trái phiếu do Chính phủ và các ngân hàng phát hành.

Tất cả các cá nhân và tổ chức nước ngoài bắt buộc phải đăng ký với TTGDCK nếu muốn mua chứng khoán trên thị trường Chứng khoán Việt Nam. Đối với những cổ phiếu đã niêm yết, các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ tối đa 49% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một đơn vị phát hành thay vì 30% như trước đây, bất kể đó là một tổ chức hay một cá nhân. Đối với trái phiếu niêm yết, các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một đơn vị phát hành, trong đó, mỗi cá nhân được nắm giữ tối đa 5% và mỗi tổ chức được nắm giữ tối đa 10%.

- Cân đối hoạt động ngoại hối

Về nguyên tắc, mỗi một dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải tự cân đối nhu cầu ngoại tệ của mình trên cơ sở tất cả các khoản thu nhập bằng ngoại tệ phải ít nhất bù đắp được cho tất cả các khoản chi bằng ngoại tệ của mình. Tuy nhiên, để khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu, và các lĩnh vực quan trọng khác, NHNNVN đã bảo đảm sẽ cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho các dự án trên. Cam kết này sẽ được áp dụng cho toàn bộ thời gian của dự án.

- Các giao dịch tiền mặt

Về nguyên tắc, tất cả các giao dịch thu và chi tiền mặt ở Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được luật pháp hiện hành cho phép và tuỳ theo sự chấp thuận của NHNNVN, bao gồm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, quầy giao dịch ngoại hối… Nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hợp đồng liên doanh được phép rút tiền mặt bằng ngoại tệ trên tài khoản ngân hàng để thanh toán lương và các khoản phụ cấp khác cho những nhân viên làm việc ở nước ngoài, hoặc chi trả công tác phí cho những nhân viên Việt Nam trong những chuyến công tác ở nước ngoài.

Để duy trì một cán cân quốc tế, Chính phủ tích cực tìm kiếm để chuyển các luồng ngoại hối vào, đồng thời giám sát chặt chẽ luồng tiền chuyển đi. Không có giới hạn đối với những giao dịch chuyển tiền về, tuy nhiên số tiền chuyển về phải được chuyển đổi thành đồng Việt nam hoặc phải gửi vào một tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Đối với những giao dịch chuyển tiền đi có thể được chấp nhận trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây:

Thanh toán các hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu;
Chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các khoản vốn đầu tư và tái đầu tư, lợi nhuận thu được từ những giao dịch kinh doanh tại Việt Nam, phần vốn và lãi của các khoản vay và tín dụng ở nước ngoài, và các lợi ích hợp pháp khác

Thanh toán công tác phí cho nhân viên đi công tác nước ngoài, thanh toán tiền lương cho các cán bộ điều hành của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhân viên người Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Chuyển lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác của người nước ngoài ra nước ngoài.

- Tỷ giá hối đoái

Tất cả các giao dịch chuyển đổi được thực hiện dựa trên tỷ giá hối đoái của ngân hàng được phép điều chỉnh giao dịch chuyển đổi trên cơ sở tham chiếu đến tỷ giá do NHNNVN công bố vào thời điểm thực hiện giao dịch.

Câu Hỏi:  Thế chấp sổ đỏ, cầm sổ đỏ vay được bao nhiêu tiền và lãi suất bao nhiêu ?
Vay thế chấp sổ đỏ là đất trồng cây lâu năm? Gia đình tôi có sổ đỏ là đất trồng cây lâu năm ở bình chánh, diện tích 1658m2. Chúng tôi muốn vay tiền để kinh doanh có được không và thời gian vay, mức vay bao nhiêu?
Vayvonthechap.com.vn xin trả lời:
Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã sử dụng dịch vụ tư vấn vay vốn của Công ty.
Hiện nay trên thị trường có nhiều ngân hàng cho vay thế chấp đất trồng cây lâu năm, ngoài ra còn cho vay những loại đất sau: Đất thổ vườn, thổ màu, đất trồng lúa, đất hoa màu, đất trồng cao su, trồng điều, trồng tiêu…
Trường hợp của gia đình anh/chị hoàn toàn có thể vay được. Tùy vào độ tuổi của người đứng tên trên sổ, tối đa 90 tuổi. Mức vay được định giá 70% so với giá đất thổ cư.

                                   Hãy gọi 0938.603.822 (A.Phong) để được tư vấn thêm.

Lưu ý : Chúng tôi hỗ trợ khách hàng ở Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Long An, Bến Tre…Và các tỉnh lân cận

CÔNG TY TM DV TV THANH LONG

Địa Chỉ 1 : 752 Lê đức Thọ, F15, Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh
Địa Chỉ 2 : 42/19 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình
Số Điện Thoại : 0938.603.822 (Mr.Phong)
Email : vaythechap139@gmail.com
Wemsite : www.vayvonthechap.com.vn




--------------------------------------------------------------------------------------------------
TIN TỨC LIÊN QUAN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét